5/5 - (2 bình chọn)

Bọ trĩ hại sầu riêng thường xuất hiện và gây hại vào các tháng nắng nóng, trong giai đoạn sầu riêng đang tập trung ra hoa, kết trái. Đây là giai đoạn phát triển có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng quả sầu riêng. Vì vậy việc phòng ngừa và tiêu diệt bọ trĩ hại sầu riêng là điều rất cần thiết.

Hãy cùng Tây Đô JSC tìm hiểu về các biểu hiện khi bị bọ trọ trĩ hại sầu riêng tấn công. Qua đó, Tây Đô JSC cũng cung cấp cho bà con cách phòng trừ hiệu quả.

Bọ trĩ hại sầu riêng là gì?

Bọ trĩ là một loại côn trùng đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng, bao gồm cả cây sầu riêng. Bọ trĩ được biết đến như một trong những loại sâu bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất cây trồng, đặc biệt là trên các cây trồng như cây ăn quả, lương thực, hoa và các loại rau màu.

Trên cây sầu riêng, bọ trĩ gây hại chủ yếu bởi hai loài Scirtothrips dorsalis và Thrips sp. Trong đó, Scirtothrips dorsalis là loài phổ biến và gây hại nặng hơn so với Thrips sp., loài này thường xuất hiện trên lá non, đọt non và cánh hoa của cây sầu riêng.

Khi bị bọ trĩ tấn công, cây sầu riêng sẽ bị thiếu dinh dưỡng và sinh trưởng kém, dẫn đến giảm năng suất và thất thu nếu bị gây hại nặng. Ngoài ra, vết chích của bọ trĩ tạo ra các vết thương trên cây, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập và gây bệnh. Bọ trĩ cũng có thể truyền các bệnh do virus gây ra, gây ra thêm những hậu quả tiêu cực cho cây trồng.

bọ trĩ hại sầu riêng
Bọ trĩ gây hại trên nhiều loại cây khác nhau trong đó có sầu riêng

Biểu của sầu riêng bị bọ trĩ xâm hại

Đối tượng bị bọ trĩ xâm hại trên cây sầu riêng chủ yếu là lá non, hoa và quả non. Mật độ bọ trĩ nhỏ không làm ảnh hưởng xấu đến cây. Tuy nhiên chúng có tốc độ lây lan rất nhanh vì tập tính bay theo hướng gió, di chuyển từ cây này sang cây khác và sinh sản. Dù là ấu trùng hay con trưởng thành thì bọ trĩ đều gây hại cho cây sầu riêng. Vậy nên cần phải quan sát để phát hiện và tiêu diệt bọ trĩ hại sầu riêng kịp thời dựa vào các biểu hiện sau:

  • Đối với lá non: Khi bị bọ trĩ tấn công lá non biến dạng xoắn lại. Mặt dưới lá xuất hiện các vết loang màu nâu. Lá vàng và rụng nhiều, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp khiến cho cây kiệt sức dần, sức sống kém đi. Nếu bị ảnh hưởng nặng do bọ trĩ lá sẽ biến màu và cong lại, làm cho chóp và mép bìa lá non bị héo và khô rồi rụng xuống.

bọ trĩ hại sầu riêng

  • Hoa vừa xổ nhụy: Bọ trĩ hại sầu riêng rất yêu thích chất dinh dưỡng từ nhụy hoa. Hoa sầu thường là nơi tập trung bọ trĩ với mật độ cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất kết trái của cây. Chồi non có sự xuất hiện của bọ trĩ bị cháy đen, đầu hoa teo tóp lại, hoa nở biến dị, teo nhỏ và nhanh tàn. Đồng thời cánh hoa rụng sớm, giảm tỷ lệ đậu quả đáng kể.

bọ trĩ hại sầu riêng

  • Đối với trái non: Trái còn non có thể bị khô, rụng. Trái vừa lớn mới bị hại thì sẽ để lại những vết chấm nhỏ màu nâu đen. Khi trái phát triển những mảng sẹo này lộ ra phía ngoài có màu nâu nhạt, hình dạng vòng tròn quanh cuống trái. Nếu mật độ cao, bọ trĩ hại sầu riêng có thể gây hại cả trên những trái lớn, ảnh hưởng đến năng xuất, làm giảm giá trị thương phẩm.

Cách phòng ngừa và điều trị bọ trĩ hại sầu riêng

Cách phòng ngừa bọ trĩ

Để bảo vệ cây trồng kịp thời nhà vườn nên có các biện pháp phòng tránh, hạn chế hết mức có thể sự xuất hiện của bọ trĩ hại sầu riêng. Dưới đây là một số biện pháp mà bà con có thể tham khảo và áp dụng:

  • Cần tưới nước đầy đủ để cấp ẩm cho cây sầu riêng. Bọ trĩ hại sầu riêng không sống được ở môi trường có độ ẩm nên bà con cần phun nước cả trên lá, chồi non, hoa – nơi bọ trĩ chủ yếu tấn công.
  • Tạo độ ẩm cho cả vườn bằng cách phun nước hạt mịn xung quanh mặt đất vào thời tiết nắng nóng.
  • Thường xuyên cắt tỉa các cành lá còi, thiếu sức sống để tránh nguồn dinh dưỡng bị phân chia không cần thiết.
  • Dọn sạch cỏ dại, vệ sinh vườn, loại bỏ tàn dư cây cỏ ra khỏi vườn để hạn chế nơi trú ẩn của bọ trĩ. 
bọ trĩ hại sầu riêng
Bà con cần thương xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh

Cách điều trị cây sầu riêng bị bọ trĩ tấn công

Khi phát hiện có sự xuất hiện của bọ trĩ hại sầu riêng, bà con có thể sử dụng các biện pháp dưới đây để loại trừ chúng:

  • Để giảm thiểu sự phát triển của bọ trĩ hại sầu riêng trong mùa khô ở miền Đông Nam bộ, có thể áp dụng một số biện pháp như duy trì độ ẩm cho đất bằng cách trồng cỏ phủ đất, sử dụng phân hữu cơ và chất hữu cơ để tủ đất, và tưới đủ nước cho cây. Bên cạnh đó, việc thực hiện vệ sinh định kỳ và kiểm soát sâu bệnh cũng là cách hiệu quả để ngăn chặn sự phát triển của bọ trĩ. 
  • Ngừng cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng phân bón. Nguồn dinh dưỡng này không giúp cho cây phát triển mà còn trở thành nguồn thức ăn dồi dào của bọ trĩ hại sầu riêng.
  • Loại bỏ toàn bộ hoa, lá, cành bị bọ trĩ gây hại nặng nề và tiêu hủy khỏi vườn.
  • Phun nước trực tiếp lên nơi có bọ trĩ với áp lực nước mạnh vừa đủ, phun kỹ vào nơi trú ngụ làm giảm mật độ bọ trĩ hại sầu riêng.
  • Chỉ phun thuốc khi thật sự cần thiết. Không sử dụng 1 loại thuốc cũng như phun thuốc nhiều lần, vì bọ trĩ hại sầu riêng có khả năng kháng thuốc cao.
  • Nên phun thuốc vào lúc trời mát, lúc chiều tối hoặc sáng sớm, tránh phun khi có mù sương.
bọ trĩ hại sầu riêng
Khi phun thuốc trừ bọ trĩ cần chú ý liều lượng và loại thuốc để tránh bọ trĩ kháng thuốc

Một số loại thuốc diệt bọ trĩ hại sầu riêng từ Tây Đô JSC

BPALATOX 100EC

BPALATOX 100EC là một loại thuốc trừ sâu có tốc độ khử trừ nhanh và hiệu quả cao, giúp tiêu diệt nhiều loại sâu gây hại trong đó có bọ trĩ hại sầu riêng. Thuốc cũng có khả năng xử lý các loại sâu có đặc tính kháng thuốc cao, đảm bảo đem lại hiệu quả cao và bảo vệ năng suất cây trồng của người nông dân.

BPALATOX 100EC là một loại thuốc trừ sâu có khả năng tác động trực tiếp lên côn trùng thông qua cơ chế tiếp xúc trực tiếp. Hoạt chất của thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương của côn trùng, ức chế dây thần kinh truyền tín hiệu và gây tê liệt, dẫn đến tử vong của chúng.

bọ trĩ hại sầu riêng
BPALATOX 100EC

Tham khảo thêm thông tin chi tiết sản phẩm:

> BPALATOX 100EC – Tây Đô JSC

Thuốc trừ sâu sinh học BPDYGAN 5.4EC

BPDYGAN 5.4 EC là một loại thuốc trừ sâu sinh học chứa hoạt chất Abamectin, được chiết xuất từ vi khuẩn Avermitilis đất trồng. Hoạt chất chính của BPDYGAN 5.4 EC là Avermectin B1a (chiếm khoảng 80%) và Avermectin B1b (chiếm dưới 20%). Thuốc này tác động vào hệ thần kinh của côn trùng và gây ra sự gián đoạn trong quá trình truyền dẫn thông tin thần kinh.

BPDYGAN 5.4 EC làm cho côn trùng bị tê liệt, mất sự khả năng ăn uống, và cuối cùng chúng chết đói. Mặc dù tác động của thuốc này có chậm hơn so với một số loại thuốc trừ sâu khác, nhưng lại có hiệu lực kéo dài, giúp diệt trừ côn trùng hại hiệu quả. Để đảm bảo an toàn, BPDYGAN 5.4 EC cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, xa tầm tay trẻ em và không được ăn uống hoặc hút thuốc trong quá trình pha và phun.

bọ trĩ hại sầu riêng
BPDYGAN 5.4 EC

Tham khảo thêm thông tin chi tiết sản phẩm:

> BPDYGAN 5.4 EC – Tây Đô JSC

Lưu ý chung khi sử dụng: 

  • Bảo quản thuốc nơi khô mát, tránh xa thực phẩm và đồ uống. Để xa tầm tay trẻ em.
  • Sau khi phun thuốc, cần tắm rửa sạch sẽ ngay để loại bỏ các vết thuốc trên cơ thể.
  • Không nên ăn uống hay hút thuốc trong khi pha và phun thuốc để tránh việc nuốt phải hoặc hít vào đường hô hấp.
  • Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng và giảm thiểu sự tích tụ của hoá chất trên sản phẩm nông nghiệp.

Tổng kết

Bọ trĩ là loại côn trùng gây hại nghiêm trọng đến chất lượng và năng suất vườn sầu riêng. Mong rằng qua bài viết trên có thể giúp bà con hiểu hơn về bọ trĩ hại sầu riêng cũng như cách tiêu diệt chúng. Góp phần nâng cao hiệu quả cây trồng, tăng năng xuất. Giúp bà con có một mùa vụ đạt hiệu quả cao như mong đợi.

Để lại một vài ý kiến của bạn theo khung thông tin bên dưới nhé! Thông tin của bạn được đảm bảo an toàn theo Chính sách bảo mật