5/5 - (1 bình chọn)

I. CÁC NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. NHÓM CLO HỮU CƠ

Là các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân hủy dài. Đại diện của nhóm này là Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo, Lindan, Methoxychlor

2NHÓM LÂN HỮU CƠ

Đều là các este, là các dẫn xuất hữu cơ của acid photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân hủy ngắn hơn so với nhóm clo hữu cơ và được sử dụng rộng rãi hơn. Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Nhóm này bao gồm một số hợp chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifos

3NHÓM CARBAMAT

Là các dẫn xuất hữu cơ của acid cacbamic, gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với người và động vật. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm này như carbofuran, carbaryl, carbosulfan, isoprocarb, methomyl,…

4NHÓM PYRETHROID

Là những thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, là hỗn hợp của các este khác nhau với cấu trúc phức tạp được tách ra từ hoa của những giống cúc nào đó. Đại diện của nhóm này gồm cypermethrin, permethrin, fenvalarate, deltamethrin,…Ngoài ra, còn có một số nhóm khác như: các chất trừ sâu vô cơ (nhóm asen), nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus (thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn…), nhóm các hợp chất vô cơ (hợp chất của đồng, thủy ngân, …)Hiện nay, Nhóm Clo hữu cơ đã bị cấm sử dụng, nhóm Pyrethroid vẫn đang được sử dụng nhưng độc tính thấp, ít có khả năng gây nhiễm độc cho người sử dụng. Còn lại 2 nhóm: lân hữu cơ và Carbamat đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, độc tính cao và là nguyên nhân chính của phần lớn các vụ ngộ độc do ăn rau quả nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở nước ta.

II. CÁC DẠNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. THUỐC HẠT:

-Ký hiệu: G hoặc GR (viết tắt của từ Granule).

Ví dụ: Map Passion 10GR

-Thuốc hạt được rải trực tiếp vào đất, không hòa với nước. Để lượng thuốc được rải đều trên ruộng, nên trộn thuốc với phân bón hoặc cát để rải.

-Riêng đối với Map Passion 10GR, có thể trộn thuốc với giống hoặc phân bón để rải đều trên ruộng, đồng thời giúp bảo vệ hạt giống khỏi sự phá hại của ốc bươu vàng.

2THUỐC BỘT RẮC:

-Ký hiệu: D (viết tắt của từ Dust)

-Thuốc bột rắc được dùng để rải lên mặt đất hoặc trộn với hạt giống.

3. THUỐC DẠNG HẠT HOẶC BỘT, KHI DÙNG PHẢI HÒA VỚI NƯỚC:

3.1/ THUỐC HẠT PHÂN TÁN TRONG NƯỚC:

-Ký hiệu: WDG (WaterDispersible  Granule), DG (Dispersible Granule), WG (Wettable Granule).

Ví dụ: Ekill 37WDG, Map Winner 5WG

-Thuốc được hòa với nước để phun lên cây.

3.2/ THUỐC BỘT HÒA NƯỚC:

-Ký hiệu: WP (Wettable Powder), DF (Dry Flowable)

Ví dụ: Topgun 700WP, Map Judo 25WP, Map Famy 700WP

-Khi hòa với nước, hạt thuốc mịn sẽ lơ lửng trong nước tạo thành dạng huyền phù.

3.3/ THUỐC BỘT TAN TRONG NƯỚC:

-Ký hiệu: SP (Soluble Powder), WSP (Water Soluble Powder)

Ví dụ: Mace 75SP

-Khi hòa với nước, thuốc tan hoàn toàn trong nước.

Lưu ý: Đối với các dạng thuốc hạt và thuốc bột, khi pha thuốc vào nước cần phải khuấy kỹ để đảm bảo thuốc tan hết và phân tán đều mới bảo đảm hiệu quả khi phun thuốc.

4.CÁC DẠNG THUỐC NƯỚC

4.1/ THUỐC DẠNG NHŨ DẦU:

-Ký hiệu: EC (Emulsifiable Concentrate), ME (Micro-Emulsion), EW(Water-based emulsion), OD (Oil Dispersion), OS (Oil Soluble), SE(Suspo-Emulsion).

Ví dụ: Map Super 300EC, Map Go 20ME, Topgun 350OD

-Khi hòa thuốc vào nước, dung dịch nước thuốc có màu trắng như sữa (nhũ dầu).

4.2/ THUỐC DẠNG DUNG DỊCH

-Ký hiệu: SL (Soluble Liquid), L (Liquid), AS (Aqueous Solution)

Ví dụ:  Map Go 39.6SL, Dzo Super 10SL, Map Green 6AS

-Khi hòa thuốc vào nước, dung dịch nước thuốc là một chất lỏng đồng nhất và trong suốt.

4.3/ THUỐC DẠNG HUYỀN PHÙ (CÒN GỌI LÀ THUỐC SỮA)

-Ký hiệu: FL (Flowable Liquid), FC (Flowable Concentrate), SC(Suspensive Concentrate),

F (Flowable), FS (Flowable Concentrate)

Ví  dụ: Alpha 10SC

-Trước khi sử dụng phải lắc đều chai thuốc.

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THUỐC

Khi cần phải phối hợp nhiều loại thuốc có dạng khác nhau, cần chú ý nguyên tắc:

-Thuốc bột trước, thuốc nước sau

-Thuốc dung dịch trước, thuốc nhũ dầu sau.

IV. QUY ĐỊNH ĐỘ ĐỘC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

LD50 (trên chuột) cấp tính của thành phẩm (mg/kg).

Băng màu: Theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc của thuốc.

(1) Nhóm Ia, Ib: Băng màu đỏ (code PMS red 199C)

(2) Nhóm II: Băng màu vàng (code PMS yellow C)

(3) Nhóm III: Băng màu xanh da trời (code PMS blue 293 C)

(4) Nhóm IV: Băng màu xanh lá cây (code PMS green 347 C)

Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV (theo quy định của Việt Nam)

Để lại một vài ý kiến của bạn theo khung thông tin bên dưới nhé! Thông tin của bạn được đảm bảo an toàn theo Chính sách bảo mật