Rate this post

I – Phân đạm

1. Đạm Urê tỉ lệ N cao nhất 44-48%

  • Có thể sử dụng làm phân bón lá bằng cách pha với nước theo tỷ lệ khuyến cáo
  • Sử dụng bón thúc lưu ý bón phân lúc sáng sớm hoặc chiều mát để hạn chế sự bốc hơi của phân cũng như thất thoát chất dinh dưỡng.

2. Đạm Nitrat tỉ lệ N 33-35%

  • Có thể pha làm phân tưới dùng được đa số loại cây trồng

3. Đạm Sunfat tỉ lệ N 20-21%, lưu huỳnh (S) 23-24%

  • Có màu trắng ngà hoặc xám xanh mùi amoniac. Lưu ý không bón trên đất phèn chua. Nếu muốn cân bằng pH bón thêm vôi+phân lân và phân bón hữu cơ sinh học, cần lưu ý thêm là khi bón không để phân rơi dính trên lá vì sẽ là cháy lá nơi phân tiếp xúc.

4. Đạm Clorua tỉ lệ N 24-25%

  • Hạn chế sử dụng cho các loại cây như chè (trà), thuốc lá, tỏi, bắp cải, mè,…
  • Lưu ý không nên sử dụng cho đất nhiễm mặn vì có thể làm cho cây bị ngộ độc Clo.

5. Đạm Xianamit Canxi tỉ lệ N 20-25%, Canxi 20-28%, than 9-12%.

  • Phân có màu xám đen. Hạn chế tiếp xúc vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe
  • Khử chua thường được sử dụng để cải tạo đất bón phân lúc đầu mùa vụ. Lưu ý không pha phun trực tiếp lên cây trồng.

 6. Đạm photphat  đạm: 16%, lân: 20%

  • Màu xám tro hoặc màu trắng dùng để bón lót và bón thúc cho hầu hết các loại cây trồng cũng như tương thích với nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là đất nhiễm mặn vì chúng không làm gia tăng độ mặn và độ chua.
  • Khi sử dụng cần bổ sung thêm các loại phân đạm khác để bổ sung cho cây trồng cần nhiều đạm.

II – Phân lân

Có hai loại phân Lân  là: Lân tự nhiên (như Apatit, Phosphorit) và Lân chế tạo (như Super lân, Lân nung chảy) có thể dùng bón thúc. Hàm lượng lân trong phân được tính dưới dạng P2O5. (quy theo khối lượng).

A. Phân Lân tự nhiên (dùng để bón lót sớm vì nó khó tiêu)

1. Apatit (chứa 30 – 32% P2O5, Canxi và nhiều khoáng chất khác)

  • Được dùng để bón cho đất chua, đất phèn, đất úng trũng nghèo lân.

2. Phosphorit (chứa 8 – 12% P2O5)

Phân khô rời, dạng bột; dùng cho đất chua, phèn, úng, trũng, rất thích hợp với các giống họ đậu. Chất lân trong lân tự nhiên thường nên bón lót sớm chính xác là vì nó khó tiêu).

B. Phân Lân chế tạo

1. Super lân Ca(H2PO4)2

Có 2 loại:

+ Super lân đơn chứa 17 – 18% P2O5

+ Super lân kép chứa 37 – 47% P2O5

– Super Lân có tính axit, không thích hợp cho đất chua. Nếu bón trên đất chua phèn nên bón phối hợp với vôi và các loại phân lân khác (như lân nung chảy).

– Super lân ở dạng dễ tiêu, dễ tan trong đất, cây trồng hấp thu được, hiệu quả nhanh, thích hợp với nhiều loại cây.

– Bón Super Lân giúp bổ sung Canxi cho cây Ca2+ cho cây trồng

– Dùng bón thúc cho cây trồng

– Super lân dùng ủ với phân chuồng rất tốt.

2. Lân nung chảy (18 – 20% P2O5, 28 – 30% Ca, 17 – 20% Mg, 24 – 30% Si, ngoài ra còn chứa vi lượng sắt, đồng, molipden, mangan, coban)

– Lân nung chảy có dạng bột màu xanh xám.

– Lân nung chảy có tính kiềm, thích hợp cho đất chua

– Lân nung chảy ít tan trong nước, chỉ tan trong axit nhẹ, nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài.

– Sử dụng thích hợp cho đất phèn, đất bạc màu.

– Bổ sung cả Ca2+ và Mg2+ cho cây trồng

– Lân nung chảy sử dụng thích hợp cho đất phèn ở ĐBSCL, đất đồi núi Đông Nam Bộ và miền Trung, đất bạc màu. Đất càng chua phèn hiệu quả phân lân nung chảy càng cao.

Ngoài các loại phân lân phổ biến trên, còn có phân Magiê amon phosphate chứa 30 – 45% P2O5 + 6 – 9% N + 10 – 15% Mg, là loại phân phức hợp có hiệu quả cao.

*Lưu ý chỉ sử dụng Super lân để bón thúc còn lại chỉ sử dụng để bón lót

III – Phân Kali

1. Kali Clorua

  • Kali Clorua có màu xám đục hoặc xám trắng.
  • Lưu ý không sử dụng cho cây hương liệu, chè (trà), cà phê thích hợp cho dừa, ngô (bắp), lúa mì, cây dầu cọ,….

2. Kali Sulfat

  • Kali Sulfat có màu trắng nhỏ mịn tỉ lệ Kali 45-50%, lưu huỳnh 18%
  • Là phân chua sinh lý sử dụng trong thời gian dài sẽ làm tăng độ chua của đất

3. Kali Magiê Sufat

  • Là loại phân đa dinh dưỡng cung cấp cả Kali hòa tan cao, lưu huỳnh và magiê.
  • Không làm thay đổi pH của đất

4. Kali Nitrat

  • Bón gốc hoặc bón qua lá thích hợp cho cây thủy canh

CÁC NHÓM PHÂN BÓN

  • Nhóm đa lượng: Đạm(N), Lân(P),Kali(K)
  • Nhóm trung lượng: Canxi(Ca), Magiê(Mg), Lưu huỳnh(S)
  • Nhóm vi lượng: Đồng(Cu), Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Oxit Silic(SiO2)…
  • Nhóm siêu vi lượng: Coban(Co), Molypden(Mo)
  • Nhóm điều hòa tăng trưởng: Naphthalenne acetic acid(NAA), Gibberellic acide(GA3), Nitro thơm
  • Nhóm hữu cơ: Axit Humic
  • Khoáng hữu cơ: Axit Fulvic
  • Nhóm ly trích từ thực vật: Aradrachtin/Aline
  • Nhóm chất ức chế sinh trưởng: Acid Absicic, Ethylen, các hợp chất Phenol

Dấu hiệu nhận biết cây thiếu dinh dưỡng

  • Thiếu đạm(N) cây sẽ sinh trưởng kém còi cọc, lá cây sẽ úa vàng, khả năng quang hợp yếu năng suất giảm mạnh, khả năng phân cành đẻ nhánh kém.
  • Thiếu lân(P) lúc đầu lá màu xanh đậm, xuất hiện các vệt có màu đỏ sẫm, biểu hiện từ dưới lên trên từ ngoài mép vào, lá nhỏ sinh trưởng kém, chậm.
  • Thiếu Kali(K) lá có bề ngang hẹp lá ngắn, mép ngoài lá bị héo và khô.
  • Thiếu hụt Magiê(Mg) lá vẫn còn xanh nhưng gân lá úa vàng.
  • Thiếu hụt lưu huỳnh(S) gân lá chuyển vàng khi thịt lá còn xanh, sau đó mới dần chuyển vàng.
  • Thiếu hụt Canxi(Ca) các lá non mới ra thường bị biến dạng, cong queo bộ rễ kém phát triển.
  • Thiếu hụt sắt màu sắc phần thịt lá chuyển dần từ xanh sang trắng hay vàng, gân lá vẫn còn màu xanh.
  • Thiếu Mangan(Mn) phần gân lá có màu vàng, thịt lá xuất hiện các đốm màu vàng rồi bị hoại tử.
  • Thiếu hụt đồng(Cu) cây có triệu chứng chảy gôm, đỉnh lá có màu trắng.
  • Thiếu hụt Bo(B) chồi bị chết, chồi lụi dần, lá non bị chết, không có hoa hoặc hoa ít tỉ lệ đậu trái thấp dễ rụng.
  • Thiếu hụt kẻm(Zn) lá nhỏ, biến dạng, thịt lá có màu vàng nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh.

Dấu hiệu cây dư thừa phân bón

  • Thừa đạm (N): cây sinh trưởng và phát triển quá mạnh cây yếu dễ bị đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công, đặc biệt với các loại đạm vô cơ sẽ không chuyển hóa hết tích lũy gây ngộ độc cho cây, tích lũy NO3- gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Thừa lân (P) sẽ làm nông sản chín sớm chưa kịp tích lũy các chất (tinh bột, đường, protein,…)để có một vụ mùa đạt năng suất mà chất lượng cao.
  • Thừa Kali(K) ở mức thấp sẽ hạn chế cây hấp thụ một số chất như magie, natri,….dư thừa ở mức cao sẽ ngăn cản sự hút nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng gây tác động xấu đến sự sinh trưởng năng suất và chất lượng của cây trồng.
  • Thừa magie sẽ làm thiếu hụt kali, thừa lưu huỳnh sẽ làm cháy lá hoặc lá nhỏ.

Để lại một vài ý kiến của bạn theo khung thông tin bên dưới nhé! Thông tin của bạn được đảm bảo an toàn theo Chính sách bảo mật