Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng trong nông nghiệp để phòng chống các đối tượng gây hại cho cây trồng và nông sản trên đồng ruộng, vườn tược và kho tàng được gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật.
- Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng để: hiểu kỹ thuốc, dùng đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ, liều lượng, đối tượng, giai đoạn sinh trưởng cây, phòng độc, thời gian cách ly, thuốc còn hay hết hạn,…
- Nội dung và hình thức của bất kỳ nhãn thuốc BVTV nào gắn trên bao bì chứa thuốc BVTV được phép lưu hành ở Việt Nam, đều phải tuân theo những quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được sử dụng để gắn trên bao bì hoặc để làm tờ bướm giới thiệu sản phẩm của mình.
1. Thuốc BVTV là gì
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay còn gọi là nông dược là những chất độc/ ít độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
2. Phân loại thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều loại khác nhau (khoảng trên 10.000 hợp chất độc) và có nhiều cách phân loại khác nhau. Dưới đây là phân thuốc theo đối tượng diệt trừ phổ biến:
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ vi khuẩn
- Thuốc trừ nấm
- Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc trừ nhện
- Thuốc trừ chuột
- Thuốc trừ cỏ dại
3. Những cơ chế tác động của thuốc BVTV
Tiếp xúc:
- Thuốc trừ sâu tiếp xúc xâm nhập vào cơ thể sâu qua biểu bì da để tiêu diệt.
- Thuốc trừ bệnh tiếp xúc khi phun lên cây chỉ bám dính trên bề mặt lá cây hoặc vỏ thân cây và chỉ diệt những vi sinh vật có tiếp xúc với thuốc ở bề mặt cây.
- Thuốc trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây cháy ở nhứng nơi cây có tiếp xúc với giọt thuốc.
Vị độc:
- Là tác động của thuốc khi xâm nhập vào bộ phận tiêu hoá của động vật (côn trùng, chuột, chim …).
- Chất độc ăn qua đường miệng vào trong ruột, hoà tan trong dịch vị ở dạ dày và ruột giữa, thấm qua thành ruột và di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể để gây hại.
Xông hơi:
- Thuốc có thể sinh khí, khói, mù có tác dụng diệt côn trùng, nấm, vi khuẩn, chuột.
- Thuốc tác động xông hơi có thể dùng phun lên cây, xông hơi trong nhà ở, kho tàng, nhà kính, hàng hoá hoặc trong đất để dễ tiêu diệt các sinh vật gây hại.
- Hơi thuốc độc xâm nhập qua lỗ thở hoặc trực tiếp tiêu diệt dịch hại.
Nội hấp (lưu dẫn):
- Là khả năng của thuốc có thể xâm nhập và di chuyển trong cây để tiêu diệt dịch hại bằng cách tiếp xúc hay vị độc.
- Trong cây, thuốc có thể di chuyển theo 2 chiều là hướng ngọn (chỉ di chuyển lên các lá, chồi ở phía ngọn) và hướng rễ ( thuốc xâm nhập vào lá rồi di chuyển xuống phía gốc, rễ).
Thấm sâu:
- Thuốc có khả năng thấm qua các lớp tế bào biểu bì cây để giết dịch hại nằm dưới lớp biểu bì, mà không có khả năng di chuyển trong cây.
Ngoài 5 cách tác động chủ yếu trên, một số thuốc trừ sâu còn có khả năng xua đuổi hoặc làm sâu ngán ăn mà không phá hại nữa.
4. Giải thích một số thuật ngữ liên quan
a. Tên thuốc
- Tên thương mại: do Công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản phẩm giữa Công ty này và Công ty khác. Tên thương mại gồm 3 phần: tên thuốc, hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc. Thí dụ thuốc trừ sâu KAMYCINUSA 75SL, trong đó KAMYCINUSA là tên thuốc, 75 là 75g/l hàm lượng hoạt chất và SL là dạng thuốc dung dịch.
- Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại. Tên hoạt chất của KAMYCINUSA là Kasugarmycin
- Phụ gia: là những chất trơ, pha trộn vào thuốc để tạo thành dạng thương phẩm.
b. Nồng độ liều lượng
- Nồng độ: lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích dung môi, thường là nước. (đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của bình phun).
- Liều lượng: lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (đơn vị tính là kg/ha, lít/ha).
c. Phổ tác dụng:
Phổ tác dụng là nhiều loài dịch hại khác nhau mà loại thuốc đó có thể tác động đến
- Phổ rộng: thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Phổ hẹp: (còn gọi đặc trị) thuốc trừ được ít đối tượng gây hại (một loại thuốc trừ dịch hại có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác động càng hẹp)
d. Phòng trị: Phòng ngừa và trị các loại bệnh hại cho cây trồng
e. Độ độc:
- LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột).
- LC50: độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị tính là mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng cao.
- Ngộ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời với những triệu chứng đặc trưng.
- Ngộ độc mãn tính: khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy yếu
f. Thời gian cách ly : (PHI: PreHarvest Interval)
- Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản.
g. Dư lượng:
- Là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường sau khi phun
5. Cách đọc tên thuốc BVTV
Trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật có ghi tất cả các thông tin của thuốc như: tên thương mại, dạng thuốc, tên hoạt chất, độ độc, đối tượng phòng trừ của thuốc và hướng dẫn sử dụng.
Ví dụ:
- Thuốc MASTERONE 26SC (TADO DOCTOR)
-
- EXIN PHYTOXIN VS là tên thương mại của thuốc
- 26 là hàm lượng hoạt chất
- SC là dạng thuốc dung dịch huyền phù (thuốc sữa)
- Hoạt chất là Fenoxanil: 20%w/w, Kresoxim-Methyl: 6%w/w
- Công dụng: Đặc trị các bệnh như: Đạo ôn, phấn trắng, thán thư, đốm vàng trên nhiều loại cây và rau màu khác.
- Thời gian cách ly: 10 ngày
- Công ty sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TÂY ĐÔ LONG AN
- Độ độc: Biểu thị bằng băng màu xanh dương cuối chai thuốc là độc thuộc nhóm III (cẩn thận)
6. Quy tắc chung đảm bảo an toàn khi dùng thuốc bảo vệ thực vật
- Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có khả năng gây độc cho người, gia súc, sinh vật có ích và môi trường sống nếu không thực hiện những quy tắc đảm bảo an toàn trong suốt quá trình bảo quản, sử dụng và vận chuyển…
- Nơi bảo quản thuốc phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, xa dân cư, trường học và nguồn nước, đặc biệt phải xa tầm với của trẻ em.
- Trong trường hợp đổ vỡ hoặc làm rò rỉ thuốc phải tìm cách bịt kín lỗ rò, lấy mùn cưa hoặc cát thấm và quét sạch thuốc trên sàn rồi cho vào các hộp để tiêu hủy đúng theo quy định và an toàn cho môi trường.