5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa là những loại bệnh do virus gây ra và hiện vẫn đang là thách thức lớn đối với bà con nông dân canh tác lúa. Bệnh đặc biệt gây hại nghiêm trọng đối với cây lúa, khi nhiễm bệnh, tỷ lệ năng suất lúa giảm lên đến 80% tùy mức độ. Thậm chí lúa còn có khả năng chết dần và lụi tàn trước khi thu hoạch.

Để kịp thời ứng phó và chăm sóc đồng lúa thật tốt, Tây Đô JSC sẽ thông tin chi tiết đến bà con về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng trừ bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa. Mời bà con cùng đọc tiếp bài viết.

bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa

Nguyên nhân gây bệnh vàng lùn lùn xoắn lá trên lúa 

Nguyên nhân

  • Bệnh vàng lùn được xác định là do virus Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virus này tấn công và lây truyền vào lúa thông qua sự chích hút của rầy nâu (Nilaparvata lugens).
  • Bệnh lùn xoắn lá lúa do virus Rice Ragged Stunt Virus (RRSV) gây ra. Tương tự, môi giới dẫn đến bệnh lùn xoắn lá lúa được xác định do rầy nâu gây ra.

Cả hai bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá đều có một yếu tố trung gian truyền bệnh chung, đó là rầy nâu. Bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa không thể lây lan qua giống cây, đất, nước, hoặc thông qua các vết thương cơ giới. Rầy nâu là tác nhân chính gây ra sự lan truyền, phát triển của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa.

Hiện nay, các đồng lúa tại các tỉnh miền Trung và ĐBSCL nước ta là những địa phương thường xuyên bị loại bệnh hại này tấn công. Năm 2006 được cho là giai đoạn bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa gây hại nghiêm trọng nhất đối với bà con trồng lúa.

Thời gian phát triển bệnh

Thường thì thời gian ủ bệnh trên rầy non giao động từ 7-10 ngày. Một số cá thể cá biệt sẽ ủ bệnh lên đến 20 ngày trước khi truyền bệnh. Với cây lúa khỏe mạnh, chỉ sau khoảng 1 giờ sau khi bị rầy chích hút, cây có thể nhiễm bệnh.

Khi rầy nâu trưởng thành, chúng sẽ di trú ngay tới ruộng lúa và bắt đầu truyền virus cho cây khi cây lúa mới phát triển 1-2 lá bằng cách bám vào cây và hút chất lúa. Từ 10-20 ngày sau khi nhiễm virus, cây lúa sẽ bắt đầu biểu hiện các triệu chứng của bệnh.

Những cánh đồng lúa may mắn nhiễm bệnh nhẹ thì mức độ ảnh hưởng tương đối thấp, chủ yếu gây tác động tiêu cực đến năng suất và chất lượng lúa. Đối với những ruộng lúa nhiễm bệnh nặng, cây sẽ trở nên vàng úa, thấp lùn và rồi chết dần.

Biểu hiện của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá 

Bệnh vàng lùn

  • Dấu hiệu đầu tiên để xác định bệnh vàng lùn chủ yếu là cây lúa bắt đầu chuyển sang màu vàng và trở nên thấp lùn.
  • Lá lúa sẽ bắt đầu thay đổi màu sắc, từ màu xanh sang màu vàng cam, sau đó khô dần. Những lá gần phần gốc cây sẽ có biểu hiện trước nhất, sau đó sẽ đến những lá phía trên. Trên lá lúa, các điểm màu vàng sẽ xuất hiện trước tại đỉnh của lá, sau đó mở rộng ra các vị trí khác. Lá lúa bị nhiễm bệnh thường có xu hướng xòe ngang.
  • Cây lúa bị bệnh thường có dạng thấp lùn và khác biệt so với cây lúa khỏe mạnh. Cây lúa ít sản xuất nhánh và chiều cao của lúa phát triển không đồng đều. Bệnh vàng lùn có tốc độ lan truyền nhanh chóng dẫn đến toàn bộ ruộng chuyển sang màu vàng.
  • Phần rễ lúa sẽ có sự phát triển kém, có dấu hiệu cứng và thối đen.

Bệnh lùn xoắn lá trên lúa 

  • Biểu hiện dễ nhận biết của bệnh giống như tên gọi của chúng, lúa sẽ bị lùn và lá lúa bị xoắn lại. Mức độ thấp lùn của lúa bị nhiễm bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời gian.
  • Cây lúa bị nhiễm bệnh thường có sự thấp lùn, lá lúa có màu xanh đậm. Thậm chí đến thời điểm thu hoạch lá lúa vẫn giữ màu xanh.
  • Đối với cây lúa mới nhiễm bệnh lùn xoắn lá, phần phiến lá có thể biểu hiện sự gợn sóng và rìa lá bị rách. Khi lúa bị bệnh nặng, phần chóp lá, cụ thể là phiến lá, sẽ bắt đầu xoắn lại và xuất hiện các u bướu nhỏ dọc theo gân lá.
  • Các dảnh lúa thường đẻ ra nhiều chồi hơn so với lúa không bị nhiễm bệnh. Thường thì cây bị nhiễm bệnh lùn xoắn lá lúa không trổ hoa được, cây bị nghẹn đòng, hạt nhỏ và không đạt được kích thước bình thường, làm giảm năng suất của lúa.

Có thuốc đặc trị bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa không?

Hiện nay, vẫn CHƯA có thuốc đặc trị bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa. Thế nên bà con nông dân bắt buộc phải chọn cách phòng ngừa và chăm sóc đồng lúa thật tốt để bảo vệ khỏi bệnh hại. Đặc biệt là các biện pháp chăm sóc, bón phân để tăng cường sức đề kháng lúa. Cũng như kết hợp với những loại thuốc có khả năng phòng ngừa và tiêu diệt trung gian gây bệnh là rầy nâu.

Tham khảo thêm các loại thuốc đặc trị rầy nâu tại Tây Đô JSC:

> TVDAN 300WP – THÁNH RẦY

> BPDYGAN 5.4EC

Những biện pháp phòng bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa hiệu quả

Vì vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa, nên bà con cần chủ động phòng ngừa và chăm sóc đồng lúa thật tốt. Dưới đây là một số phương pháp phòng bệnh, bà con có thể tham khảo thêm:

  • Lựa chọn giống lúa có khả năng chống rầy: Vì bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá có mối liên hệ chặt chẽ với sự tồn tại của rầy nâu. Do đó, việc sử dụng các giống lúa có khả năng chống lại rầy sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa.
  • Thay đổi cách canh tác: Bà con nên thay đổi chế độ canh tác của mình. Hãy tránh việc gieo lúa liên tục, và nên thực hiện tối đa ba vụ trồng lúa trong một năm. Thời gian giữa các vụ canh tác cần ít nhất từ 25-30 ngày, tương đương với chu kỳ phát triển của một lứa rầy.
  • Vệ sinh đồng lúa: Sau khi hoàn tất quá trình thu hoạch, việc quan trọng là phải tiến hành xử lý đồng ruộng. Bà con cần loại bỏ cỏ dại ở bờ ruộng để tạo điều kiện thoáng mát, đồng thời hạn chế nơi ẩn náu của rầy nâu. Ngoài ra, cần nhổ và loại bỏ những cây lúa bị nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây lan của bệnh trên diện rộng.
  • Thường xuyên thăm đồng: Hãy thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu của dịch bệnh và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Đối với các đồng ruộng bị nhiễm bệnh, cần thực hiện quá trình xử lý kỹ lưỡng trước khi tiến hành gieo sạ cây mới. Đồng thời, cần theo dõi và dự báo sự phát triển của rầy nâu và bệnh để có các biện pháp đối phó hiệu quả.

Trên là các thông tin chi tiết về bệnh vàng lùn lùn xoắn lá lúa. Tây Đô JSC mong rằng bà con đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về loại bệnh hại này. Tây Đô JSC kính chúc bà con sẽ có những mùa vụ thành công, được mùa được giá.

Mọi thông tin tiết, bà con có thể liên hệ Tây Đô JSC qua các cổng thông tin sau:

Công ty Cổ phần Vật Tư Tây Đô Long An

Địa chỉ: Lô B212, Đường số 5, KCN Thái Hoà, ấp Tân Hoà, xã Đức Lập Hạ, H. Đức Hoà, T. Long An, Việt Nam

Hotline: 0888 200 099

Email: [email protected]

Để lại một vài ý kiến của bạn theo khung thông tin bên dưới nhé! Thông tin của bạn được đảm bảo an toàn theo Chính sách bảo mật