Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng là một trong những căn bệnh thường gặp trên cây sầu riêng. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cây trồng dẫn đến năng suất và chất lượng quả giảm. Nấm hồng sầu riêng cũng là một chứng bệnh khó trị, đặc biệt đối với bà con nông dân mới canh tác sầu riêng lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Thông qua bài viết dưới đây, Tây Đô JSC sẽ chia sẻ với bạn đọc về bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng cũng như một số biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Tìm hiểu về bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
Dưới đây là các thông tin chi tiết về bệnh nấm hồng sầu riêng mà bà con nên biết khi canh tác sầu riêng:
Nguyên nhân dẫn đến nấm hồng sầu riêng
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng là do nấm Erythricium salmonicolor gây ra. Đây cũng là loại nấm gây nên bệnh nấm hồng ở các loại cây thân gỗ khác như điều, cao su, xoài, … Nấm hồng sầu riêng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cây. Dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực cho sầu riêng cũng như việc giảm năng suất thu hoạch.
Điều kiện phát triển của bệnh nấm hồng sầu riêng
Môi trường gây nên bệnh nấm hồng sầu riêng cũng rất giống với bệnh thán thư sầu riêng. Bệnh nấm hồng phát sinh mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, sương mù dày đặc, mưa gió liên tục. Nếu mật độ cây trồng trong vườn quá dày sẽ tạo nên môi trường rậm rạp, thiếu ánh sáng thì khả năng dẫn đến bệnh nấm hồng sầu riêng sẽ cao hơn.
Điều kiện đất cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh nấm hồng. Vườn đất xấu, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, bị nén quá chặt, kém thoáng khí, độ pH thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của loại nấm hại này.Nếu vườn trồng không được chăm sóc đúng cách, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu dẫn đến cây trồng giảm sức đề kháng,vỏ cây bị nứt. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm hồng tấn công.
Khi một cây nhiễm bệnh thì các bào tử của nấm có thể bay trong không khí do mưa gió, từ đó dễ dàng lây lan sang những cành khác và cây khác. Ngoài ra, nấm hồng cũng có thể rơi vào đất và lan truyền qua nước tưới hay nước mưa.
Bà con cũng nên lưu ý thời điểm sầu riêng dễ bị các loại nấm tấn công để kịp thời có những biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng thường xuất hiện nhiều trước và sau giai đoạn thu hoạch do cây đang suy yếu sau thời gian mang trái.
Triệu chứng của bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng bà con cần biết
Khi cây sầu riêng bị xâm nhập bởi nấm hồng, vỏ cây sẽ thường xuất hiện một lớp tơ trắng đục rồi dần chuyển sang lông nhung màu hồng hoặc đỏ thẫm (hoặc nâu đỏ). có kích thước không đồng nhất. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cây sầu riêng bị nhiễm nấm hồng.
Tác động của nấm hồng lên cây sầu riêng rất đáng lo ngại. Trên thân và cành của cây, nấm hồng xâm nhập vào mô vỏ và gây tổn thương, làm cho vỏ thâm và thối. Điều này dẫn đến mất khả năng vận chuyển nước, dinh dưỡng và chất hữu cơ từ rễ lên các bộ phận trên cây. Dần dần, cành cây sẽ khô, vỏ nứt, và trong trường hợp nặng, cành hoặc cả cây có thể chết.
Lớp phủ phấn của nấm hồng trên lá cũng gây hại cho cây sầu riêng. Nấm hồng này làm giảm khả năng quang hợp của lá, tức là khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời để sản xuất năng lượng cho cây. Điều này dẫn đến sức sống của cây giảm, lá không còn xanh tốt và trông thiếu sức sống.
Nấm hồng đặc biệt thường xuất hiện và gây hại nhiều nhất ở chảng ba của cây sầu riêng. Sau đó, nấm hồng cũng có thể tấn công các cành non gây tình trạng khô héo, chết cành hoặc thậm chí gây mục một bên đối với cành lớn. Điều này có thể gây giảm năng suất và chất lượng của trái sầu riêng, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và giá trị thương phẩm của cây trồng.
Cách canh tác sầu riêng để phòng ngừa bệnh nấm hồng
Lựa chọn phương pháp canh tác và chăm sóc cây trồng thường xuyên cũng là một cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh. Dưới đây là những cách canh tác bà con nên tham khảo khi trồng sầu riêng:
– Chọn giống:
- Nếu tự ươm giống từ vườn cây cũ, bà con phải đảm bảo quy trình sau để cây mới tốt hơn. Hạt giống nên được chọn từ cây mẹ 5 – 7 tuổi, chọn hạt vào giữa vụ mùa, chọn quả to khỏe có ngoại hình đẹp, chín đều. Bà con chú ý chỉ lấy hạt giống từ những cây nhiều quả trên vườn cây mẹ thuần chủng.
- Khi mua giống cây mới, nên chọn những địa chỉ cung cấp giống sầu riêng uy tín, khoẻ mạnh.
– Bà con không nên trồng sầu riêng với mật độ quá dày. Cần chia đều và giữ khoảng cách giữa các cây vừa phải.
– Vườn tược cần được cắt tỉa thường xuyên, tạo không gian thoáng mát để giữ độ ẩm khu vườn ở trạng thái cân bằng. Việc này cũng góp phần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cả khu vườn.
– Tưới đủ nước, bón phân và cung cấp các chất dinh dưỡng thích hợp cho đất cũng là một cách hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng cho sầu riêng. Từ đó hạn chế khả năng các loại bệnh tấn công.
– Bà con cũng lưu ý nên thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện bệnh và có những biện pháp điều trị thích hợp
Cách điều trị bệnh nấm hồng sầu riêng bà con nên tham khảo
Khi phát hiện bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng, bà con cần nhanh chóng xử lý sớm để tránh bệnh lan rộng khắp cây. Hoặc nặng hơn là lây sang các cây khác trong vườn. Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh nấm hồng sầu riêng hiệu quả:
Các biện pháp kỹ thuật
- Cách tỉa cành thông thoáng để cây nhận được ánh sáng đầy đủ, giúp khôi phục độ ẩm về trạng thái cân bằng.
- Hạn chế tán cây trồng xen. Ở các khu vườn tại miền Tây, bà con thường trồng sầu riêng xen kẽ với các cây phụ khác. Tại thời điểm bệnh nói riêng và để chăm sóc toàn diện cho khu vườn nói chung, bà con nên lưu ý dọn dẹp và cắt tỉa các tán cây không cần thiết.
- Đối với những cành cây nhiễm bệnh không thể điều trị được bà con cần chủ động xử lý khỏi khu vườn. Tuyệt đối quăng nhánh, lá bị nhiễm bệnh xuống mương tưới để tránh bào tử bệnh lây lan qua đường tưới.
- Trong giai đoạn phát hiện bệnh, bà con không nên sử dụng phân bón lá, đặc biệt trong mùa mưa. Thúc phân bón lá trong thời điểm này dẫn đến cây dễ bị “mềm yếu”, nhiều đối tượng nấm bệnh tấn công và đặc biệt là nấm Erythricium salmonicolor gây ra nấm hồng.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Sau khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật đầy đủ, thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được xem như biện pháp cuối cùng để xử lý bệnh nấm hồng sầu riêng.
Về thuốc trị nấm hồng sầu riêng bà con cần lưu ý chọn lựa các loại chứa các gốc như sau:
- Gốc đồng, gốc lưu huỳnh
- Difenoconazole, Hexaconazole, Diniconazole
- Validamycin
- Chlorothalonil
Mời quý khách tham khảo các loại thuốc điều trị nấm cũng như một số loại phân vi lượng khác do Tây Đô JSC cung cấp để hỗ trợ điều trị bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng ( Xem thêm cách dùng và liều lượng qua đường dẫn bên dưới):
> MASTER PLUS 225SC – TADO 4.0 – Tây Đô JSC> VIPTADO (VÔI SỮA) – Tây Đô JSC
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
- Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất hoặc kỹ sư nông nghiệp địa phương.
- Khi phun thuốc, bà con nên phun kỹ vào các cành trong tán tại các vị trí chảng ba.
- Đối với những khu vực chảng ba hoặc những vị trí bệnh biểu hiện năng, có thể quét trực tiếp vôi hoặc đồng.
- Phun thuốc sớm trong thời tiết mưa, định kỳ để quản lý phổ rộng.
Trên là một số phương pháp kỹ thuật và sử dụng thuốc bảo vệ thực để điều trị nấm hồng sầu riêng. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bà con có thể tham khảo các ý kiến của kỹ sư nông nghiệp. Không tự ý sử dụng quá liều để tránh gây tác dụng ngược và ảnh hưởng đến cây trồng.
Tổng kết
Bài viết trên đã cung cấp cho bà con nông dân các thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách phòng bệnh và trị bệnh nấm hồng sầu riêng. Bằng việc bổ sung các kiến thức về cây trồng sẽ giúp bà con có nhiều kinh nghiệm từ đó mang đến hiệu quả canh tác tốt hơn. Góp phần tăng năng suất và chất lượng thương phẩm, tăng cao giá trị kinh tế.
Nếu bà con nông dân cần sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Tây Đô JSC qua các cổng thông tin bên dưới:
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Vật Tư Tây Đô Long An
Địa chỉ: Lô B212, Đường số 5, KCN Thái Hoà, ấp Tân Hoà, xã Đức Lập Hạ, H. Đức Hoà, T. Long An, Việt Nam
Điện thoại: 0272 3 759 618
Email: taydolongan@gmail.com