5/5 - (1 bình chọn)

Giống lúa OM 34 là loại lúa đang được nhiều bà con tin dùng nhờ năng suất cao, dễ chăm sóc và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Thời gian sinh trưởng của OM 34 ngắn, giúp bà con thu hoạch nhanh và quay vòng mùa vụ hiệu quả. Giống lúa này không chỉ cho hạt gạo chất lượng mà còn thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết ở các tỉnh miền Tây, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Mời bà con mình cùng Tây Đô JSC tìm hiểu “tất tần tật” về giống lúa này thông qua bài viết bên dưới nhé!

giống lúa OM34

Đôi nét về giống lúa OM 34

Nguồn gốc của giống lúa OM 34

Giống lúa OM 34 có nguồn gốc từ tổ hợp lai IR50404/OM5451, được chọn lọc và phát triển bởi Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long – đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu và phát triển các giống lúa phù hợp với điều kiện canh tác tại khu vực này. Nhờ vào quá trình chọn lọc kỹ càng và áp dụng công nghệ tiên tiến, giống lúa OM 34 không chỉ thừa hưởng các đặc điểm tốt từ giống bố mẹ mà còn được cải tiến để đáp ứng nhu cầu canh tác của bà con. Đồng thời phù hợp với các điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra.

Đặc tính giống lúa OM 34 và những ưu điểm

Giống lúa OM 34 có nhiều đặc tính nổi bật giúp bà con dễ chăm sóc và đạt năng suất cao. Dưới đây là những đặc điểm chính:

  • Thời gian sinh trưởng ngắn: Giống lúa OM 34 chỉ cần 90 – 95 ngày là có thể thu hoạch. Điều này giúp bà con tiết kiệm thời gian và công sức cũng như giúp bà con có thêm thời gian để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.

  • Chiều cao: Cây lúa OM 34 có chiều cao trung bình từ 90 – 100cm, có độ cứng cấp 1 giúp hạn chế đổ ngã, đặc biệt trong điều kiện gió lớn.
  • Bông lúa: OM 34 có bông chùm và dài, với mỗi mét vuông có từ 300 – 330 bông.
  • Số hạt chắc/bông: Trung bình mỗi bông của giống lúa OM 34 có 90 – 100 hạt chắc và 1.000 hạt nặng khoảng 28 – 29 gram, giúp nâng cao sản lượng và chất lượng lúa thu hoạch.
  • Năng suất thu hoạch: Giống lúa OM 34 có tiềm năng năng suất từ 6,0 – 9,0 tấn/ha, đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa quy mô lớn và ổn định thu nhập cho bà con.
  • Chất lượng gạo: OM 34 có hạt đẹp, ít bạc bụng, cơm màu trắng và độ mềm vừa phải, phù hợp với khẩu vị của nhiều gia đình Việt.
  • Khả năng chống chịu sâu bệnh: Giống lúa OM 34 có khả năng kháng bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phổ biến như rầy nâu (cấp 3), đạo ôn (cấp 7), và bạc lá (cấp 3), giúp bà con giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật.
  • Khả năng thích nghi với môi trường: OM 34 thích nghi tốt với điều kiện đất đai và khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những vùng có độ mặn cao, giúp mở rộng khu vực canh tác mà vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng gạo.

Nhờ những đặc tính vượt trội này, giống lúa OM 34 đã trở thành một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho bà con, giúp tăng năng suất và lợi nhuận trong sản xuất lúa gạo.

Một số nhược điểm của giống lúa OM 34

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên, giống lúa OM 34 vẫn tồn động một số “yếu điểm” mà bà con nên lưu ý trước khi lựa chọn canh tác.

  • Ảnh hưởng thời tiết: Trong vụ hè thu, giống lúa OM 34 dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đặc biệt là khi gặp mưa, dẫn đến tình trạng hạt lúa bị lép. Điều này có thể làm giảm năng suất và chất lượng thu hoạch.
  • Lượng phân bón cần dùng nhiều: Giống lúa OM 34 yêu cầu lượng phân bón tương đối nhiều so với một số giống lúa phổ biến khác như OM 380 và OM 5401. Điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất cho nông dân.
  • Dễ bị cháy lá: OM 34 cũng có thể gặp vấn đề về cháy lá, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô nóng, cần chú ý đến cách chăm sóc và quản lý dinh dưỡng cho cây.

Dù có những nhược điểm nhất định, giống lúa OM 34 vẫn được nhiều bà con nông dân lựa chọn nhờ vào những ưu điểm nổi bật, giúp tối ưu hóa sản xuất và tăng cường hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa.

Những lưu ý khi canh tác giống lúa OM34 

Dưới đây là một số kinh nghiệm vàng bà con có thể “bỏ túi” nếu quyết định canh tác giống lúa OM 34 này nhé.

  • Chọn giống chất lượng: Để bắt đầu một vụ mùa thành công, bà con cần đảm bảo mua giống lúa OM 34 từ những nguồn cung cấp uy tín, đã qua kiểm định chất lượng. Việc này không chỉ giúp tránh lây nhiễm sâu bệnh mà còn bảo đảm tỷ lệ nảy mầm cao, gió phần giúp cây lúa phát triển ổn định hơn.

  • Chuẩn bị đất kỹ lưỡng: Làm đất là một bước quan trọng trong canh tác lúa. Bà con cần cày xới đất sâu để đảm bảo độ tơi xốp và thoát nước tốt. Ngoài ra, việc kiểm tra độ pH của đất là rất cần thiết để điều chỉnh sao cho phù hợp, giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
  • Thời gian gieo trồng: Gieo trồng vào thời điểm thích hợp là một yếu tố quyết định đến năng suất. Bà con nên cân nhắc khi canh tác giống lúa OM 34 vào vụ hè thu, vì thời gian này có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa lớn, dẫn đến tình trạng hạt lép và giảm năng suất.
  • Quản lý nước: Trong giai đoạn sinh trưởng, việc cung cấp nước đầy đủ cho cây lúa là rất quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ làm đòng và trổ bông. Tuy nhiên, bà con cần chú ý không để nước ngập quá lâu, vì điều này có thể ảnh hưởng đến hệ rễ của cây, gây ra hiện tượng thối rễ.
  • Phòng ngừa ốc bươu vàng: Một vấn đề đáng lo ngại trong canh tác lúa là nạn ốc bươu vàng, loài sinh vật này có thể gây hại nghiêm trọng đến năng suất lúa. Để phòng ngừa, bà con nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt là những nơi có nước tù đọng.

Những lưu ý trên không chỉ giúp bà con có được vụ lúa bội thu mà còn góp phần bảo vệ môi trường canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo hơn.

Tổng kết

Trên đây là các thông tin quan trọng về giống lúa OM34 mà bà con nông dân cần biết. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, bà con có thể liên hệ với Tây Đô JSC qua hotline 0272 3 759 618. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp những thông tin cần thiết để giúp bà con đạt được năng suất cao nhất trong canh tác. 

Tham khảo một số giống lúa OM khác:

> Lúa OM4900

> Lúa OM380 

> Lúa OM5451

Để lại một vài ý kiến của bạn theo khung thông tin bên dưới nhé! Thông tin của bạn được đảm bảo an toàn theo Chính sách bảo mật