Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhưng cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều loại sâu bệnh. Các bệnh trên cây sầu riêng không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng trái mà còn gây tổn thất lớn cho người trồng nếu không được phòng trừ kịp thời. Từ bệnh nấm hồng, xì mủ thân đến bọ trĩ hay rầy xanh, mỗi loại bệnh đều có những tác động nghiêm trọng và đòi hỏi bà con nông dân cần có kiến thức và biện pháp xử lý phù hợp để bảo vệ vườn cây một cách hiệu quả.
Qua bài viết này, Tây Đô JSC sẽ “điểm danh” 7 các bệnh trên cây sầu riêng thường gặp, bà con cần nắm rõ để việc canh tác trở nên dễ dàng và cho vụ mùa tốt hơn.
Tổng hợp các bệnh trên cây sầu riêng thường gặp
Bệnh thối trái sầu riêng
Bệnh thối trái do nấm Phytophthora palmivora gây ra là một trong những bệnh hại phổ biến trên cây sầu riêng, đặc biệt thường xuất hiện vào mùa mưa. Ban đầu, bệnh tạo ra một chấm nhỏ màu nâu đen ở phần đít trái. Nhưng sau đó lan nhanh, ăn sâu vào cuống và thịt trái, làm trái thối rữa, bốc mùi hôi khó chịu. Không chỉ vậy, nấm còn lây lan rất nhanh sang các trái khác, khiến năng suất và chất lượng của vườn sầu riêng bị giảm đáng kể.
Ngoài việc tấn công trái, bệnh này còn hại cả thân cây. Trên thân cây, vết bệnh có màu nâu đỏ, bị nứt và chảy nhựa vàng, làm ảnh hưởng đến mạch dẫn dinh dưỡng. Khi đó, lá cây sẽ dần vàng úa, rụng và nếu không chữa trị kịp thời, cây có thể bị chết hoàn toàn. Vì vậy, bà con cần chú ý theo dõi cây trồng, nhất là trong mùa mưa, để phát hiện và xử lý sớm, tránh thiệt hại lớn.
> Tham khảo chi tiết: Bệnh thối trái sầu riêng – Tây Đô JSC
Rầy xanh hại sầu riêng
Rầy xanh (Nephotettix virescens)- thuộc bộ Hemiptera và họ Delphacidae là một loại côn trùng gây hại nghiêm trọng trên cây sầu riêng. Rầy xanh gây hại bằng cách chích hút nhựa cây, tạo vết thương cơ học trên lá, cành và thân cây. Những vết thương này không chỉ làm suy yếu cây trồng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm tấn công, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như cháy bìa lá và thối rễ.
Rầy xanh có thể gây hại ở mọi giai đoạn phát triển của cây sầu riêng và xuất hiện quanh năm, khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn. Loài này không chỉ gây hại cho sầu riêng mà còn tấn công nhiều loại cây khác như cà tím, ớt, và dưa, làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát trên diện rộng.
Một trong những thách thức lớn nhất là khả năng kháng thuốc của rầy xanh. Bà con nông dân thường phải sử dụng xen kẽ nhiều loại thuốc trừ sâu hoặc tăng liều lượng để đạt hiệu quả, dẫn đến chi phí cao và áp lực lớn trong việc quản lý.
> Tham khảo chi tiết: Cách phòng ngừa và điều trị rầy xanh hại sầu riêng – Tây Đô JSC
Bệnh cháy lá sầu riêng
Một trong các bệnh trên cây sầu riêng bà con cần lưu ý là bệnh cháy bìa lá. Đây là một vấn đề phổ biến trên cây sầu riêng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và năng suất của cây. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là mép lá khô héo, chuyển sang màu nâu giống như bị thiêu đốt. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này thường do vi khuẩn và nấm phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt kéo dài, hoặc do tình trạng nắng nóng, khô hạn làm cây thiếu nước. Bệnh cháy bìa lá không chỉ làm giảm khả năng quang hợp, mà còn khiến cây sầu riêng dễ bị tấn công bởi các loại côn trùng và bệnh hại khác.
> Xem thêm: Bệnh cháy là sầu riêng – Tây Đô JSC
Bọ trĩ hại sầu riêng
Bọ trĩ là một trong những loài côn trùng gây hại đáng lo ngại đối với bà con nông dân trồng sầu riêng. Loại côn trùng nhỏ bé này có khả năng tàn phá nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Trên cây sầu riêng, bọ trĩ thường xuất hiện ở lá non, đọt non và cả trên cánh hoa. Trong đó, loài Scirtothrips dorsalis gây hại nặng nhất. Khi bọ trĩ tấn công, chúng chích hút nhựa ở lá và các bộ phận non của cây, làm cây mất dinh dưỡng, phát triển chậm và thậm chí làm giảm năng suất rõ rệt. Nếu bị nặng, cây có thể không cho trái hoặc trái kém chất lượng.
Điều đáng lo ngại hơn là vết chích của bọ trĩ tạo ra những tổn thương nhỏ trên cây, nhưng đây lại là “cửa ngõ” để nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập, làm cây dễ mắc các bệnh khác. Ngoài ra, bọ trĩ còn có khả năng lây truyền virus, khiến cây yếu hơn và khó phục hồi.
> Tham khảo: Bọ trĩ hại sầu riêng – Tây Đô JSC
Sâu đục thân cây sầu riêng
Sâu đục thân cũng là một trong những loại sâu bệnh nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng, đặc biệt là những cây đang phát triển với lớp vỏ còn non. Đây là giai đoạn ấu trùng của bọ xén tóc, một loài côn trùng hoạt động mạnh vào mùa hè. Ấu trùng bọ xén tóc thường xuất hiện từ đầu mùa mưa và có thể kéo dài từ 1-3 năm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây.
Khi sâu đục thân xâm nhập vào cây, chúng ăn lớp vỏ mềm giữa thân gỗ và vỏ cứng bên ngoài, làm tổn hại đến mạch dẫn của cây. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, sâu sẽ tiếp tục tấn công, ăn hết lõi thân cây, khiến cây không thể vận chuyển nước và chất dinh dưỡng, dẫn đến chết cây. Triệu chứng dễ nhận biết là cây chậm phát triển, hoa ra nhiều nhưng ít đậu quả, và cành lá trở nên héo rũ.
> Tham khảo chi tiết: Sâu đục thân hại sầu riêng – Tây Đô JSC
Nấm hồng trên cây sầu riêng
Tiếp theo là bệnh nấm hồng, bệnh nấm hồng do nấm Erythricium salmonicolor gây ra, là một trong các bệnh trên cây sầu riêng được đánh giá là nguy hiểm và gây ảnh hưởng nặng nề cho bà con nông dân. Loại nấm này thường phát triển mạnh trong mùa mưa, khi độ ẩm cao, đặc biệt trên những cây sầu riêng bị suy yếu sau thu hoạch. Khi tấn công, nấm hồng hình thành các đốm nâu đỏ trên vỏ cây, sau đó lan rộng và hút chất dinh dưỡng, khiến cây còi cọc, giảm năng suất và thậm chí có thể chết nếu không được xử lý kịp thời. Nấm hồng lây lan qua nước mưa, nước tưới, gió và côn trùng, vì vậy, việc vệ sinh vườn cây thường xuyên, cắt tỉa cành lá để tạo độ thông thoáng là rất quan trọng. Ngoài ra, cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp để ngăn chặn và kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng hiệu quả.
Tuyến trùng hại rễ cây sầu riêng
Bệnh tuyến trùng rễ cũng là một các bệnh trên cây sầu riêng phổ biến và nguy hiểm. Bệnh do tuyến trùng xâm nhập và gây hại trực tiếp lên hệ thống rễ. Chúng tấn công rễ cây, phá hủy các mô rễ và làm giảm khả năng hấp thụ nước cũng như dưỡng chất, khiến cây sầu riêng trở nên suy yếu, phát triển chậm, năng suất và chất lượng trái giảm rõ rệt.
Bệnh thường lây lan mạnh trong điều kiện ẩm ướt, đặc biệt vào mùa mưa, khi độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng phát triển. Chúng xâm nhập qua các vết thương nhỏ trên rễ, có thể là do côn trùng hoặc sâu bệnh gây ra. Những cây sầu riêng bị suy yếu hoặc có hệ miễn dịch kém thường dễ bị bệnh tấn công hơn.
> Xem thêm: Tuyến trùng hại rễ cây sầu riêng – Tây Đô JSC
Tổng kết
Các bệnh trên cây sầu riêng là thách thức lớn đối với bà con nông dân trong việc duy trì năng suất và chất lượng trái. Để bảo vệ vườn sầu riêng hiệu quả, bà con cần nắm rõ đặc điểm của từng loại bệnh, thường xuyên kiểm tra cây trồng và áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời. Đồng thời, việc kết hợp quản lý sinh học và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ cây trồng bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.