5/5 - (1 bình chọn)

Thanh long được canh tác chủ yếu tại một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đặc biệt là tỉnh Bình Thuận. Không chỉ tiêu thụ nội địa, thanh long còn là trái cây được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới, tạo nên giá trị kinh tế cao cho bà con canh tác loại quả này. 

Tuy nhiên, việc canh tác thanh long không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Bà con trồng thanh long thường đối mặt với nhiều loại bệnh khác nhau. Nổi bật trong đó là bệnh đốm nâu trên thanh long. Bệnh đốm nâu trên cây thanh long gây ra những ảnh hưởng gì, biểu hiện và cách quản lý ra sao. Cùng Tây Đô JSC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh đốm nâu trên thanh long

Nguyên nhân gây bệnh đốm nâu trên thanh long 

Bệnh đốm nâu trên cây thanh long là do nấm Neoscytalidium sp gây ra.

Bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn cây ra cành non và trái non. Đặc biệt vào mùa mưa hoặc thời tiết có độ ẩm cao, ít nắng là những điều kiện lý tưởng để bệnh phát triển. Bệnh đốm nâu trên thanh long có thể lan truyền nhanh hơn nếu vườn không được làm sạch những bộ phận đã nhiễm bệnh hoặc không cắt bỏ hay thu gom cành cây bị nhiễm bệnh. 

Ngoài ra, việc tạo tán cây quá dày, việc bón phân không cân đối, dư đạm, và thiếu phân hữu cơ cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh. Quản lý nước trong vườn không tốt, thường xuyên bị ẩm thấp, và việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để tưới và phun thuốc cũng có thể làm cho bệnh lây lan và phát triển nhanh chóng hơn.

Triệu chứng bệnh đốm nâu trên thanh long và tác hại 

Bệnh thường xâm chiếm các bộ phận còn non của cây, sau đó có thể lan rộng sang cả các bộ phận trưởng thành. 

Biểu hiện của bệnh đốm nâu trên thanh long thường thể hiện qua cành và trái, cụ thể như sau:

  • Trên các cành non: Lúc mới phát bệnh, sẽ xuất hiện những vết đốm nhỏ hình tròn, chúng có xu hướng lõm vào bên trong. Sau vài ba ngày, những vết đốm này đổi từ màu trắng sang màu vàng chanh, giữa vết bệnh thường có một chấm màu nâu. Cuối cùng, toàn bộ vết bệnh trở thành các vết màu nâu tròn lồi lên. Khi bệnh trở nên nặng, nhiều vết bệnh có thể kết nối với nhau, tạo thành những mảng lớn trên cành của cây thanh long. 
  • Trên các trái non: Cách thức phát triển và gây hại của bệnh cũng tương tự như trên cành. Bệnh đốm nâu trên thanh long gây thối trái, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Thậm chí, bệnh có thể làm mất đi sự hấp dẫn của trái, làm giảm giá trị và làm cho chúng không thể xuất khẩu.

Phương pháp quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long bà con cần biết 

Bà con có thể áp dụng nhiều phương pháp quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và kinh nghiệm canh tác của mình. Tuy nhiên phải đảm bảo các tiêu chí sau: tiêu diệt nguồn bệnh, tăng sức đề kháng cho cây cũng như tạo môi trường thuận lợi nhất để thanh long phát triển.

Dưới đây là phương pháp quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long hiệu quả, khoa học và dễ thực hiện do Tây Đô JSC gợi ý. Mời bà con cùng tham khảo.

Đối với vườn mới

Luôn lựa chọn hom giống khỏe, tránh sử dụng hom giống từ cây mẹ nhiễm bệnh, hoặc yếu ớt. Bên cạnh đó, khi trồng cần đảm bảo mật độ phù hợp, tránh trồng thanh long quá dày để đảm bảo sự thông thoáng. Đồng thời cần lên luống cao và sử dụng nguồn nước sạch trong suốt quá trình canh tác.

Đối với vườn cũ 

Đối với vườn cũ đang canh tác, khi phát hiện các biểu hiện bệnh đốm nâu trên thanh long, bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp sau: 

  • Cắt bỏ hoàn toàn các cành bị nhiễm bệnh và tiến hành khoét từng vết bệnh trên cây từ giai đoạn cây đã trưởng thành (giai đoạn 3 trở lên). Sử dụng phương pháp này để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các vết bệnh ẩn bên trong cây, vì việc phun thuốc trừ nấm không thể kiểm soát được những vết bệnh đã tồn tại sâu bên trong cây.
  • Tiêu hủy: Thu gom toàn bộ các cành thanh long bị nhiễm bệnh sau khi đã cắt bỏ, sau đó sử dụng máy băm cành để nghiền và ủ chúng. Điều quan trọng là không để các cành nhiễm bệnh ở trên mặt đất, để tránh tạo điều kiện cho sự lan truyền của bệnh. Hoặc tùy vào điều kiện, có thể xử lý theo cách khác miễn là đảm bảo tiêu hủy các bộ phận gây bệnh, hạn chế tối đa việc lây lan của bệnh. 
  • Quản lý tàn: Cắt bỏ những tàn cây không có khả năng cho trái để hạn chế việc lây lan nếu bị nấm bệnh tấn công. Trong những mùa mưa hoặc điều kiện thời tiết bất ổn, bà con nên chủ động tiêu trừ các tược non để đề phòng nấm xâm nhập.
  • Thăm vườn thường xuyên: Dù vườn cây có nhiễm bệnh hay không, bà con cũng cần thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó tìm hướng giải quyết tối ưu nhất. Việc thăm vườn đều đặn lúc cây nhiễm bệnh, cũng giúp bà con đo lường được hiệu quả điều trị và dễ dàng tìm kiếm phương án quản lý hiệu quả và phù hợp.
  • Nên bón vôi định kỳ để giảm độ chua và khử trùng đất trồng. Dinh dưỡng cho thanh long cần cân đối, chú trọng bổ sung các nguyên tố trung vi lượng để tăng đề kháng cho cây.
  • Phun thuốc: Khi phun thuốc điều trị bệnh đốm nâu trên thanh long, cần đảm bảo lựa chọn sản phẩm uy tín, chuyên dụng và có hiệu quả. Bà con có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia hoặc kỹ sư nông nghiệp địa phương để lựa chọn những loại thuốc BVTV thích hợp.

Tổng kết

Thông qua bài viết bên trên, Tây Đô JSC đã thông tin đến bà con những kiến thức hữu ích và cần thiết trong quá trình quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long nói riêng, cũng như canh tác thanh long nói chung. 

Bà con có thể tham khảo thêm những sản phẩm của Tây Đô JSC để hỗ trợ việc canh tác cây trồng trở nên dễ dàng hơn. 

> Sản phầm dành cho cây ăn trái – Tây Đô JSC 

Tây Đô JSC kính chúc bà con sẽ gặt hái được nhiều mùa vụ thành công, được mùa được giá. 

One thought on “Bệnh Đốm Nâu Trên Thanh Long – Hướng Dẫn Cách Quản Lý Chi Tiết

  1. Lê Quang Trường says:

    Bài viết về phòng trị bệnh đốm nâu cho thanh long rất hữu ích cho nông dân và người trồng thanh long. Xin cảm ơn Tây đô JSC. Hãy cùng cấp cho chúng tôi thuốc trị bệnh đốm nâu để có đc kết quả như mong muốn nhé

Để lại một vài ý kiến của bạn theo khung thông tin bên dưới nhé! Thông tin của bạn được đảm bảo an toàn theo Chính sách bảo mật